Định nghĩa trong văn hóa Trung Hoa Giang_hồ

Chữ "giang hồ" cũng có thể được xem như bắt đầu từ cuốn Thủy hử của Thi Nại Am vào thế kỷ 12. Trong đó, một băng nhóm sống ngoài vòng cương tỏa của pháp luật, tìm đến một nơi ẩn náu trong một đầm lầy, và từ đó dẫn đến một cuộc chiến tranh du kích chống lại các quan chức tham nhũng. Quá trình tập hợp của các anh hùng thảo dã tại bến nước để hình thành quân khởi nghĩa Lương Sơn Bạc được Thi Nại Am dành 70 hồi để diễn giải.

Trong văn hóa Trung Hoa thời cổ, giang hồ là từ dùng để chỉ về sông, nước, sơn thủy, nơi các bậc ẩn giả, hiền triết ngao du, hay mai danh ẩn tích xa lánh sự đời. Trong thời kỳ hiện đại, đặc biệt là thời kỳ các tiểu thuyết theo trường phái võ hiệp được hình thành và trở nên phổ biến thì thuật ngữ giang hồ chuyên dùng để mô tả một xã hội tồn tại song song với xã hội đương thời và hầu như không bị ràng buộc về mặt luật pháp và vương quyền.